5 điểm khác biệt thú vị giữa Samurai và Ninja

Thứ sáu - 27/01/2023 10:37
Đều là những chiến binh nổi tiếng đến từ Nhật Bản - xứ sở mặt trời mọc, Samurai và Ninja thực chất lại rất khác nhau về nhiều mặt. Hôm nay hãy cùng Clean Shu! Shu! tìm hiểu những điểm khác biệt thú vị giữa Samurai và Ninja nhé!
Samurai & Ninja
Samurai & Ninja


1. Samurai và Ninja - Họ là ai?

1.1. Samurai

Samurai có gốc từ chữ saburau (さ守らう) – nghĩa là người coi sóc, bảo vệ– nhưng mang tính chất quyền quý.
Khái niệm này cắt nghĩa một cách hoàn hảo trọng trách đi kèm với nguồn gốc xuất thân của các chiến bịnh Samurai.
Họ là những võ sỹ thuộc tầng lớp quý tộc của quân đội Nhật Bản, có địa vị xã hội cao và được người người kính trọng. Thông thường, các Samurai đều là con trai của những gia đình giàu có, tầng lớp trung lưu hoặc chức sắc trong triều đình. 

Samurai được huấn luyện võ thuật một cách bài bản, không phải để đi đánh thuê, mà để trở thành những thuộc hạ trung thành và tài giỏi nhất của lãnh chúa.
Không những sở hữu kỹ năng võ thuật điêu luyện, họ còn là những học giả tri thức, biết nhiều hiểu rộng. Chính vì vậy, người Nhật ngày xưa đã ưu ái dành cho các Samurai biệt danh “bun bu ryo do”, nghĩa là bút và kiếm là một, hay văn võ song toàn.

Trong thời đại thịnh vượng của mình, Samurai là giai cấp đi đầu trong xã hội với vô vàn các đặc ân và quyền lực.
Sự ưu ái này là một con dao hai lưỡi với họ bởi không phải ai cũng giữ được sự thuần khiết trước tiền bạc hay quyền lực. Tuy có những Samurai quên mình để bảo vệ chủ nhân và cống hiến cho đất nước, vẫn có những Samurai biến chất và hèn nhát trước ma lực của đồng tiền.   


1.2. Ninja

Trái ngược với Samurai, Ninja là những chiến binh thuộc tầng lớp thấp của xã hội.
Họ là những cá nhân hay tổ chức đánh thuê chuyên hoạt động bí mật. Khi được trả một cái giá hợp lý, Ninja sẵn sàng thực hiện bất kỳ nhiệm vụ nào,  kể cả những mưu đồ chính trị mà giới Samurai coi là “vô đạo đức, bẩn thỉu”, như gián điệp, xâm nhập, mưu sát, đầu độc,…

Ninja hay còn được gọi là Shinobi, khi dịch ra có nghĩa là “tàng ẩn giả”.
Cái tên này lý giải cho phương thức hoạt động đầy bí ẩn của những chiến binh này.
Khác với niềm kiêu hãnh của Samurai, Ninja luôn cố gắng nguỵ trang để dấu đi danh tính bản thân. Họ là những sát thủ võ thuật luôn ẩn mình trong bóng đêm. Chính vì đặc thù này, nguồn gốc xuất thân của các ninja vẫn luôn phủ một bức một bức màn bí ẩn hàng trăm năm qua.


 
Ninja





2. Phục trang

2.1. Samurai: Cầu kỳ và quyền quý  

Bởi vì xuất thân cao quý của mình, vào thời kì đầu, các Samurai thường khoác lên mình trang phục Kimono truyền thống của Nhật Bản với đầy niềm kiêu hãnh.
Điểm đặc biệt trong kimono của các Samurai so với kimono truyền thống nằm ở chất liệu.
Thay vì được làm bằng cotton như bình thường, chúng thường được may bằng bằng lụa, một loại vải hiếm và đắt đỏ vào thời đó, để thể hiện cốt cách quyền quý của mình.
Samurai càng giỏi giang và quyền lực thì lụa càng đẹp mắt và tinh xảo.  

Từ thế kỷ XII tới thế kỷ XVII, trang phục thường ngày của Samurai được thay thế bằng Hitatare, là trang phục hai mảnh, giúp họ linh hoạt hơn trong chiến đấu bất cứ lúc nào.
Tới thời kỳ Edo (khoảng 1603-1867), Hitatare được thay thế bởi Kamishimo.
Kamishimo gồm 2 phần, phần trên là một chiếc áo khoác không tay có thể kết hợp với áo khoác ngoài tay rộng (haori) khi đi du lịch hoặc trời lạnh. Phần dưới là quần rộng hakama, giúp Samurai rất dễ dàng và thuận tiện trong việc di chuyển. 

Ngoài ra, khi chiến đấu và luyện tập võ thuật, Samurai còn khoác lên mình một bộ giáp mỏng, bọc tay và mũ bảo hộ để tránh chấn thương


2.2. Ninja: Đơn giản và gọn nhẹ

Trong phim ảnh hay sách báo, ninja thường được khắc hoạ trong những bộ đồ đen từ đầu đến chân, chỉ để lộ mắt, lưng mang kiếm và chủ yếu hoạt động vào ban đêm.
Tuy nhiên, trang phục thực sự của các ninja là màu nâu sẫm.
Có giả thuyết cho rằng những trang phục này có nguồn gốc từ trang phục đi săn của người dân vùng Nam tỉnh Shiga và Đông tỉnh Mie hiện nay.

Ngoài ra, ninja thường không mặc giáp để thuận lợi cho việc di chuyển của mình. Nếu họ bắt buộc phải mặc giáp trong những nhiệm vụ nhất định, họ sẽ chọn những loại áo giáp mỏng và nhẹ nhất có thể.  




3. Vũ Khí

3.1. Samurai: Kiếm Katana

Đối với một Samurai, thanh kiếm chính là linh hồn, là niềm tự hào của tinh thần chiến binh bên trong họ.
Trải qua hàng trăm năm lịch sử, những thanh kiếm Katana của các chiến binh Samurai vẫn luôn vẹn nguyên cốt cách thuần khiết và và tinh thần võ sĩ đạo cao quý của người Nhật. 


 
Samurai 1



Trong 1000 năm liền lịch sử, chỉ những Samurai mới được phép mang chúng bên mình. Chính vì thế, kiếm Katana trở thành biểu tượng đẳng cấp của võ thuật Nhật.
Chỉ cho đến năm 1867, Nhật Hoàng mới quyết định thu lại đặc quyền này, đồng thời đánh dấu thời kỳ lụi tàn của Samurai. 


3.2. Ninja: Đa dạng, hiệu quả cao

Đối với ninja, họ cần những loại vũ khí gọn nhẹ có thể dễ dàng mang theo bên mình khi di chuyển và giúp họ hạ gục đối phương một cách nhanh chóng, gọn gàng nhất. 

Với mục tiêu đánh nhanh thắng nhanh và gây ra ít tiếng động nhất có thể, các loại vũ khí cận chiến của Ninja có thể kể đến: kiếm ngắn, dao găm, phi tiêu các loại…
Có 2 loại phi tiêu chính mà họ thường sử dụng bao gồm: Hira có hình ngôi sao và Bo ở dạng thanh dài khoảng 21cm.
Ngoài ra, các ninja cũng khá điêu luyện trong khả năng sử dụng kiếm và các loại thuốc nổ. Vì đặc thù chiến đấu linh hoạt của mình, ninja có biệt tài sử dụng rất nhiều các loại vũ khí khác nhau tuỳ vào nhiệm vụ. 




4. Phương thức chiến đấu 

4.1. Samurai: Nghệ thuật chiến đấu của bậc quân tử

Là một trong những lực lượng nòng cốt của quân đội thời xưa, các Samurai được đào tạo võ thuật rất bài bài bản. Không phương thức chiến đấu nào có thể làm khó được họ kể cả sử dụng vũ khí hay chiến đấu bằng tay không. Trong chiến tranh, không khó để bắt gặp hình ảnh của các Samurai diệt sạch quân thù trên vó ngựa với giáo và cung tên. 

Khi chiến đấu bằng tay không, samurai thường sử dụng JiuJitsu,  một môn võ tự vệ được dựa trên nguyên tắc ứng dụng các đòn vật và khóa tay chân.
Ngoài ra, các samurai cũng nổi tiếng bởi sự tinh thông kiếm thuật của mình trong chiến đấu. Sau một thời gian dài nghiên cứu và đưa vào sử dụng, họ đã cho ra đời một môn phái riêng biệt gọi là Kenjutsu.
Khác với kiếm đạo hiện tại, Kenjutsu có tính thực chiến rất cao, gây sát thương mạnh cho đối thủ. 


4.2. Ninja: Chiêu thức thông minh, di chuyển nhanh nhẹn

Khác với Samurai, Ninja không phải là những chiến binh võ thuật cao cường.
Thế mạnh của họ nằm ở khả năng nguỵ trang và biệt tài ẩn náu.
Ninja ẩn náu rất giỏi bởi họ là những nhà chiến thuật hết sức tài ba. Trước khi thực hiện bất cứ nhiệm vụ nào, họ luôn tính toán kĩ càng địa thế, thời điểm hoạt động. Cộng với trang phục và sử dụng vật liệu hóa trang hòa nhập với môi trường, họ có thể dễ dàng ẩn nấp thích ứng tốt với mọi địa hình. 

 
Ninja 1



Ngoài ra, Ninja thường nổi tiếng với thuật phi thân đỉnh cao. Sự nhanh nhẹn này đến từ việc tập luyện bằng cách nhảy qua các vật cản, từ thấp đến cao, ngày này qua ngày khác tạo nên sức bật, dẻo dai vượt trội người thường, cộng thêm các kỹ thuật bám vịn điểm tựa. Từ đó, hình thành huyền thoại ninja “biết bay”.

Một trong những chiêu thức đỉnh cao khác của ninja là khả năng…biến mất không để lại dấu vết gì.
Thực ra trong phương thức chiến đấu của ninja có một nguyên tắc bất di bất dịch của họ: luôn luôn tìm cách… chuồn. Nếu một Ninja có thể tránh được việc chém giết, họ sẽ tránh đến cùng.
Để làm được điều này, họ cần trang bị một số vũ khí như phi tiêu (chỉ ném ra để hù dọa), bom khói, cát khô (để ném vào mắt đối phương)…
Sau khi vận dụng các loại vũ khí chỉ mang tính chất cảnh cáo này, Ninja có thể biến mất một cách nhanh gọn. 

Vỡi những kỹ thuật thú vị kể trên, Ninja có hẳn cho mình một trường phái võ thuật riêng gọi là Ninjutsu, nghệ thuật của sự rón rén và kiên nhẫn.
Điểm mấu chốt của trường phái võ Ninjutsu là sử dụng cơ thể một cách hiệu quả, cho dù cơ thể đó béo hay gầy, thấp hay cao.
Sức mạnh của Ninja không nằm ở tốc độ mà ở chỗ họ có thể đoán được chuyển động và đọc được suy nghĩ của đối phương.
Bằng những động tác bình tĩnh và vững chãi, Ninja có thể điều khiển được kẻ thù và giành chiến thắng. 



5. Nguyên tắc hàng đầu  

5.1. Samurai: Kiêu hãnh tới tận giây phút cuối đời

Mỗi Samurai đều có sẵn trong dòng máu của mình tính quân tử và tinh thần thượng võ.
Trước mỗi cuộc giao tranh, Samurai sẽ phi ngựa ra giữa trận tiền, xưng danh và liệt kê chi tiết công mà anh ta đạt được cho… đối thủ nghe. Sau khi hoàn thành màn chào hỏi, Samurai mới bắt đầu xông lên.

Danh dự của một Samurai được tính bằng số chiến lợi phẩm thu được sau trận chiến.
Khi một trận đấu kết thúc, các chiến binh Samurai sẽ xưng công bằng thủ cấp của kẻ thù. Và họ sẽ được thưởng lại vàng, bạc, đất đai chiến lợi phẩm hay chức tước, bổng lộc.
Công càng lớn càng được hưởng hiều và danh dự sẽ càng tăng. 

Samurai thua cuộc cũng có cách riêng để bảo toàn danh dự của mình.
Đó là seppuku – mổ bụng tự vẫn để xóa đi nỗi nhục chiến bại.
Họ đâm vào dạ dày và đưa dao từ trái qua phải, và nghi lễ rùng rợn này chỉ kết thúc khi một người khác giúp Samurai tiếp tục dùng kiếm, chặt đứt đầu mình văng về phía trước, rơi trúng trong vòng tay của bản thân mà thôi. Cách trừng phạt này đau đớn đến nỗi dần dần các Samurai phải tìm cho mình một cái chết êm ái và nhanh hơn, ví dụ như chỉ chém đầu. 


5.2. Ninja: Chạy là thượng sách

Tuy cũng là những chiến binh quả cảm với võ thuật không kém gì Samurai, các Ninja thường không có nhiều quy tắc hay danh dự thiêng liêng gì để tuân theo.

 
Ninja 2



Một nguyên tắc quan trọng nhất của ninja là: Tẩu thoát bất khi nào có thể.
Nếu không thể đánh bài… chuồn, lúc đó mới ra tay hạ sát.
Không có gì là trái với đạo lý đối với ninja: họ có thể ném cát vào mắt của kẻ thù, giẫm đạp lên kẻ thù khi quỵ ngã… bất cứ việc gì có thể bảo vệ mạng sống của họ.
Trải qua quá trình phát triển, ngày nay, Ninja thường được thuê làm gián điệp, vệ sĩ tư hoặc ám sát thuê.



Kết

Tuy đều tinh thông võ thuật và là những chiến binh nổi tiếng, giữa Samurai và Ninja lại có vô vàn điểm khác nhau. 
Hi vọng bài viết ngắn này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về Samurai và Ninja, cũng như những điểm khác nhau thú vị giữa Ninja và Samurai.
Hẹn gặp lại các bạn ở các bài viết sau.
Những tin khác
Sự khác nhau giữa nước Uống ion kiềm & nước Vệ sinh ion kiềm
Đều là nước điện phân ion kiềm, được sản xuất qua quá trình điện phân nước, bạn có biết về 2 loại nước ion kiềm: Nước...
Hiểu Đúng Về Nước Tẩy Rửa Ion Kiềm Trước Khi Sử Dụng
Nước tẩy rửa ion kiềm đang là sản phẩm rất được ưa chuộng trong lĩnh vực vệ sinh, tẩy rửa, khử khuẩn và khử mùi. Gần...
Hợp tác đột phá giữa Chemicoat và Ha Long JSC
Chemicoat đang hợp tác với doanh nghiệp nào trong lĩnh vực nước ion kiềm pH 12.5? Tháng 5 vừa rồi đánh dấu sự hợp tác...
Vết bẩn gốc axit & vết bẩn gốc bazo
Một cách dễ hiểu, vết bẩn gốc axit là vết bẩn có tính axit (pH 7). Vậy phân loại các vết bẩn như thế nào? Mỗi quan hệ...
Nước ion kiềm pH 12,5 và nước kiềm pH 13,1
Nước ion kiềm ở pH khác nhau có những đặc tính và ứng dụng khác nhau. Trong bài viết hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu...
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây