Bệnh tay chân miệng tăng 133% trong 1 tuần - cách phòng bệnh

Thứ sáu - 14/07/2023 04:54
Ngày 8-6, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) báo cáo số ca mắc bệnh tay chân miệng từ ngày 29-5 đến 4-6 tăng 133,3% so với trung bình 4 tuần trước.
Diễn biến bệnh chân tay miệng đang ra sao? Và có cách nào để phòng chống bệnh chân, tay, miệng? Đặc biệt là phòng chống bệnh chân tay miệng cho trẻ con.
Hãy cùng nước kiềm diệt khuẩn Clean Shu! Shu! tìm hiểu dưới đây.
Bệnh tay chân miệng tăng 133% trong 1 tuần - cách phòng bệnh


1. Tình hình dịch bệnh chân tay miệng tại Thành phố Hồ Chí Minh

Ngày 8-6, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) báo cáo số ca mắc bệnh tay chân miệng từ ngày 29-5 đến 4-6 tăng 133,3% so với trung bình 4 tuần trước. Theo đó trong tuần 22 ghi nhận 287 ca, còn trung bình 4 tuần trước là 123 ca.

Số ca bệnh tăng ở cả các trường hợp nhập viện điều trị nội trú và các trường hợp khám ngoại trú so với trung bình 4 tuần trước. Số mắc bệnh tay chân miệng tích lũy đến ngày 4-6 là 1.972 ca.

Thông qua hệ thống giám sát dịch bệnh của thành phố, có 6 mẫu bệnh phẩm của các bệnh nhi mắc bệnh tay chân miệng có triệu chứng nặng đang điều trị được phát hiện vi rút Enterovirus 71 (EV 71), và đều có kiểu gene B5.

Cùng ngày, bác sĩ CKII Nguyễn Minh Tiến - phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng thành phố (TP.HCM) - cho biết tuần qua bệnh viện đã tiếp nhận 4 trẻ bệnh tay chân miệng nặng (3 trẻ ở tỉnh chuyển đến và 1 trẻ tại TP.HCM).

Tất cả 4 trường hợp đều có xét nghiệm PCR phết họng trực tràng cho kết quả nhiễm EV 71 với đặc tính lây lan nhanh, dễ gây bệnh nặng. Hiện các bé đều đã vượt qua nguy kịch, tiếp tục được điều trị tích cực.

Về bệnh sốt xuất huyết, số ca mắc trong tuần 22 là 154 trường hợp, giảm 3,3% so với trung bình 4 tuần trước. Tuy nhiên qua giám sát, HCDC đã phát hiện có 10/23 điểm nguy cơ có lăng quăng tại quận 4, 5, 10, Tân Phú và Gò Vấp. 


2. Cách phòng bệnh chân, tay, miệng cho trẻ

Có 2 điểm cực kỳ quan trọng để phòng bệnh chân, tay, miệng cho trẻ:

・Phụ huynh cần nhớ cho trẻ rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy

・Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ trẻ tiếp xúc hằng ngày

Ngoài ra, không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh. Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất.

Vậy vệ sinh các bề mặt, dụng cụ trẻ tiếp xúc hàng ngày như thế nào, và sử dụng sản phẩm gì để ngăn ngừa các nguy cơ lây, nhiễm các bệnh do vi khuẩn, vi rút gây nên như bệnh chân, tay, miệng?

==> Hãy cùng sử dụng Clean Shu! Shu!
 
z3770355451665 bb18237877832693d2b6af074d9b3449


Khả năng diệt khuẩn của Clean Shu! Shu! ra sao, cùng tìm hiểu link dưới đây

KHẢ NĂNG DIỆT KHUẨN của CLEAN SHU! SHU! nước KIỀM Tẩy rửa, Diệt khuẩn

 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây