Trước hết, hãy cùng tìm hiểu đặc điểm cơ bản của từng loại sơn.
1. Sơn gốc dầu và các đặc tính cơ bản của sơn gốc dầu
・Khái niệm chung
Sơn dung môi, về cơ bản sử dụng dung môi để pha sơn trong quá trình thi công và sử dụng.
・Ưu điểm của sơn dung môi
- Bay hơi nhanh, không bị ảnh hưởng nhiều bởi độ ẩm của môi trường
- Độ bóng cao, màu sơn lên đẹp
- Độ bám dính cao
- Màng sơn phủ có độ bền cao, dễ sử dụng trong thời gian dài
- Tương thích tốt với các vật liệu xây dựng bằng kim loại như sắt mạ kẽm và thép tấm mạ kẽm,...
・Nhược điểm của sơn dung môi
- Mùi khó chịu
- Ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe con người (người thi công, công nhân)
- Ảnh hưởng xấu tới môi trường
- Dễ bắt lửa, gây cháy nổ
・Kết cấu của sơn gốc dầu:
Màng sơn của gốc dầu sẽ trải qua 2 giai đoạn khi khô, bao gồm:
- Khi sơn một số hỗn hợp sẽ bốc hơi để lại chất liên kết và các tinh màu
- Sau đó chất liên kết tự khô và phản ứng của các hóa chấ bắt đầu bị oxy hóa với không khí và tạo thành một lớp màng cứng giòn, dễ vỡ đưa đến hậu quả không tốt
2. Sơn gốc nước và đặc trưng cơ bản của sơn gốc nước
・Khái niệm chung
Sơn gốc nước là loại sơn dùng nước làm dung môi pha sơn.
Hàm lượng chất hữu có có trong dung môi của sơn này rất ít. Chính vì vậy mà nó có tên là sơn gốc nước.
Ngày nay tỉ lệ sử dụng sơn gốc nước lên đến 85-90% (theo các báo cáo liên quan)
・Ưu điểm của sơn gốc nước
- Giảm rủi ro gây hỏa hoạn
- An toàn cho sức khỏe cho nhân công, người thi công
- Mùi nhẹ hơn và cũng ít ảnh hưởng môi trường hơn so với sơn gốc dầu
- Không bị nứt khi thời tiết thay đổi
- Dễ thi công, dễ lau chùi
・Nhược điểm của sơn gốc nước
- Tính tương thích trong quá trình thi công, sơn gốc nước sẽ rất khó khô trong môi trường có độ ẩm cao
・Kết cấu của sơn nước:
Màng sơn nước được kết cấu như dưới đây
- Sau khi sơn, nước bốc hơi, những phân tử của các nguyên vật liệu trong sơn sẽ tụ lại gần nhau
- Cuối cùng, một màng sơn được hình thành với độ co giãn và ngăn cản nước tốt.
Vì không bị phản ứng của oxy hóa nên màng sơn có độ co giãn cao với tuổi thọ khá cao.
Ngày nay hầu hết các dòng sơn nước đều được sản xuất theo công nghệ đan chéo (CrossLinking).
Do đó, màng sơn nước ở dạng cấu trúc khe hở giúp hơi nước từ trong thoát ra ngoài dễ dàng.
Tùy ưu nhược điểm của từng loại sơn, sơn nước và sơn dầu có những ứng dụng khác nhau trong cuộc sống và công nghiệp.
Ngoài ra nước thải sơn phát sinh trong quá trình thi công và sử dụng cũng cần triệt để xử lý. Việc xử lý nước thải sơn sẽ có sử khác nhau đối với sơn gốc dầu và sơn gốc nước.
Chi tiết về phương pháp xử lý nước thải sơn và hóa chất xử lý nước thải sơn, vui lòng trực tiếp liên lạc tới Chemicoat theo số hotline: 0975 156 795 để được hỗ trợ và tư vấn.