1. Nguồn phát sinh nước thải ngành sơn
Một số ngành, xưởng sản xuất phát sinh nước thải sơn:
・Các xưởng sơn liên kiện ô tô, sơn linh kiện xe máy, sơn linh kiện xe đạp,...
・Các xưởng sơn liên kiện máy nông nghiệp, máy công nghiệp
・Các xưởng sơn liên kiện tàu, thuyền, các thiết bị hàng hải
・Các xưởng gia công, sơn tủ điện, sơn các chi tiết cơ khí
・Các xưởng sơn các thiết bị dân dụng như tủ lạnh, điều hòa, lò vi sóng,...
・Các xưởng sơn dụng cụ, phương tiện giao thông
・Các xưởng gia công, sơn phủ thiết bị, dụng cụ học tập
・Nhiều lĩnh vực khác
2. Đặc điểm của nước thải sơn trong công nghiệp
Khác với nguồn nước thải các ngành công nghiệp khác, nguồn nước thải sơn vô cùng độc hại cho môi trường, con người, đặc biệt là những người thao tác tại xưởng sơn.
Về cơ bản, nước thải sơn trong công nghiệp có những đặc điểm chính sau:
・Chứa lượng lớn các dung môi có mùi, dễ bay hơi và nguy hiểm
・Mùi hôi thối phát ra từ bể sơn
・Sơn thải lơ lửng hoặc tan trong nước, độ nhớt cao rất khó để tách khỏi nguồn nước
・Sơn bám vào bơm, đường ống, gây tắc bơm, ảnh hưởng lớn tới vận hành
・Qua thời gian, sơn thải tích tụ ở đáy bề, trở thành nguồn bùn lớn, rất khó xử lý
Với các đặc điểm phía trên, nước thải sơn rất khó xử lý bằng các phương pháp thông thường như dụng PAC keo tụ hay polymer keo tụ.
Để xử lý nước thải sơn, cần phải sử dụng hóa chất chuyên dụng, riêng biệt dành cho lĩnh vực này!
3. Các phương pháp xử lý nước thải sơn hiện tại ở Việt Nam
Tại Việt Nam, hiện tại lĩnh vực xử lý nước thải sơn đang bắt đầu được chú trọng.
Các phương pháp phổ biến hiện nay bao gồm:
・Thuê đơn vị xử lý nước thải bên ngoài hút, thu hồi bể nước thải và xử lý ở bên ngoài
・Sử dụng lưới lọc, cho chảy tràn, định kì hàng tuần xả thải và vệ sinh toàn bộ bể sơn
Các phương pháp trên khá đơn giản, nhưng lại tồn tại một số nhược điểm sau:
・Chi phí xử lý lớn
・Phải dừng hệ thống sản xuất trong thời gian khá lâu để vệ sinh
・Không xử lý triệt để nguồn nước thải
・Nguồn nước sử dụng lớn, tăng chi phí sản xuất
Vậy có phương pháp nào, vừa có thể xử lý nguồn nước thải một cách dễ dàng, về giúp cải thiện chi phí sản xuất của nhà máy, tăng hiệu suất xử lý nước thải sơn?
4. Phương pháp xử lý nước thải sơn của Chemicoat
Chemicoat, thành lập từ năm 1957 tại Nhật Bản - là doanh nghiệp xử lý nước thải sơn lâu đời và hàng đầu tại Nhật Bản.
Hiện tại các sản phẩm của Chemicoat, đang được sử dụng nhiều trong các nhà máy sơn khắp Nhật Bản, trong các nhà máy của các hàng lớn như Toyota, Hino Jidosha, Okamura, Hitachi, Toshiba,....
Phương pháp xử lý nước thải sơn của Chemicoat rất đơn giản - sử dụng hóa chất xử lý nước thải sơn (loại 1 dung dịch duy nhất)
Các bước xử lý nước thải sơn trong công nghiệp - sử dụng hóa chất xử lý nước thải sơn Chemicoat WW.72, bao gồm:
・Sau khi đã vệ sinh toàn bộ bể nước thải sơn, tiến hành bơm nước vào bể và châm hóa chất theo hướng dẫn từ nhà sản xuất
・Khuấy đều và tiến hành sản xuất bình thường.
・Trong quá trình sản xuất, phần sơn thải sẽ được tách và đẩy nổi lên bề mặt bể.
Các bạn vận hành hệ thống có thể vợt và loại bỏ phần sơn thải này hàng ngày một cách hiệu quả, nhanh chóng và tiết kiệm.
Khác với các phương pháp vệ sinh phía trên, việc sử dụng hóa chất xử lý nước thải sơn mang lại rất nhiều ưu điểm:
・Tự xử lý tại nhà máy, không cần thuê đơn vị bên ngoài
・Giảm thiểu chi phí xử lý nước thải, giảm thiểu lượng nước sử dụng trong nhà máy
・Sử dụng và quản lý vô cùng đơn giản
・Tạo môi trường làm việc an toàn cho người lao động
・Đáp ứng yêu cầu về nước thải theo quy định của pháp luật
Hãy liên lạc với chúng tôi để hiểu rõ hơn về sản phẩm Chemicoat WW-72 và sử dụng cho nhà máy sơn theo
hotline: 0702 018 028
Hóa chất xử lý nước thải sơn Chemicoat WW-72