Sự khác nhau giữa Cúm A và Cảm lạnh

Thứ ba - 02/08/2022 21:39
Cảm lạnh hay viêm mũi họng cấp thường chỉ cần điều trị triệu chứng (sốt, đau, chảy mũi, ngạt mũi…) và có xu hướng khỏi không để lại biến chứng gì nếu không bị bội nhiễm.
Ngược lại, nếu nhiễm cúm A bạn rất dễ bị viêm phổi và có thể có tỷ lệ tử vong.
Vậy phân biệt cúm A và cảm lạnh thông thường như thế nào? Cùng Clean Shu! Shu! tìm hiểu sự khác nhau này để bảo vệ sức khỏe của bản thân và cả gia đình nhé!
Sự khác nhau giữa Cúm A và Cảm lạnh


1. Phân biệt sự khác nhau giữa Cúm A và Cảm lạnh

Theo các bác sỹ và chuyên gia trong ngành y, hai loại bệnh này có tiên lượng và phương thức xử trí khác nhau.

・Cảm lạnh hay viêm mũi họng cấp thường chỉ cần điều trị triệu chứng (sốt, đau, chảy mũi, ngạt mũi…) và có xu hướng khỏi không để lại biến chứng gì nếu không bị bội nhiễm.

・Ngược lại, nếu nhiễm cúm A bạn rất dễ bị viêm phổi và có thể có tỷ lệ tử vong.
Một số nghiên cứu tại Mỹ, có thể có tới 35,5 triệu người mắc cúm mỗi năm và tử vong tới 34.000 người trong số đó.

Như vậy việc phân biệt giữa cảm lạnh, viêm mũi họng cấp và cúm A là vô cùng quan trọng.

 
Cúm A & cảm lạnh 2 min


 
Cúm A & cảm lạnh min


Từ hai bảng so sánh phía trên chúng ta đã biết được sự khác nhau giữa cảm lạnh và Cúm A.
Vậy hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về cúm A, triệu chứng và cách phòng ngừa, điều trị cúm A ở chuyên mục dưới đây!


2. Biến chứng của cúm A

Các biến chứng thường gặp của cúm A, bao gồm:
・Viêm tai.
・Tiêu chảy.
・Buồn nôn, nôn.
・Chóng mặt.
・Đau bụng.
・Viêm phổi.
・Các vấn đề về tim mạch.


3. Cách điều trị khi bị mắc cúm A

Như chúng ta đã biết, khi bị Viêm mũi họng thông thường hay nhiễm lạnh, thì các phương pháp điều trị có thể kể đến như phía dưới:

・Hạ sốt, giảm đau bằng paracetamol hoặc ibuprofen cách ít nhất mỗi 4 giờ.
・Chống ngạt mũi, chảy mũi bằng các thuốc co mạch, giảm sung huyết, sát khuẩn và săn khô niêm mạc mũi.
・Giảm ho (nếu có ho nhiều).


Vậy khi nhiễm Cúm A, cách điều trị cúm A như thế nào? Dưới đây là các cách điều trị Cúm A (test cúm A dương tính):

・Các thuốc kháng virus chỉ nên dùng khi có chỉ định của bác sĩ.

・Các triệu chứng cúm A nhẹ có thể tự khỏi khi được nghỉ ngơi nhiều và uống đủ nước. Đối với nhiễm cúm nặng, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng virus: Zanamivir (Relenza), Oseltamivir (Tamiflu)…

Những loại thuốc này, ức chế neuraminidase, làm giảm khả năng lây lan của virus cúm từ tế bào này sang tế bào khác, làm chậm quá trình lây nhiễm.

・Bổ sung đủ nước: Đảm bảo cơ thể luôn đủ nước, giúp làm lỏng chất nhầy trong đường hô hấp, bù lượng nước bị mất (do sốt, nôn, tiêu chảy…) và tăng cường hệ thống miễn dịch.
Có thể sử dụng các loại nước lọc, nước trái cây hay đồ uống bổ sung chất điện giải. Nên tránh đồ uống có chứa caffeine vì chúng có tác dụng lợi tiểu, khiến cơ thể bạn mất nước nhiều hơn.

・Dinh dưỡng: Nên dùng thức ăn dạng lỏng như súp, cháo… giúp tăng cường miễn dịch, có thể làm giảm các triệu chứng của cúm.

・Nghỉ ngơi đầy đủ: Nghỉ ngơi cũng là cách hỗ trợ cơ thể chống lại nhiễm trùng hiệu quả và giúp hệ miễn dịch hoạt động tốt. Vậy nên, bạn cần phải ngủ đủ 8 tiếng mỗi đêm khi bị cảm cúm.



Phòng ngừa cúm A như thế nào?

Cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh cúm là tiêm chủng hàng năm.
Mỗi mũi tiêm phòng cúm có thể bảo vệ chống 3 đến 4 loại cúm khác nhau trong mùa cúm đó.

Ngoài ra, bạn hãy sử dụng Clean Shu! Shu! nước ion kiềm diệt khuẩn để bảo vệ bản thân và gia đình khỏi các dịch cúm.
Theo kết quả công bố của Trung phân phân tích và thử nghiệm Dược phẩm & Thực phẩm NHật Bản và Trung tâm kiểm nghiệm an toàn thực phẩm Quốc gia Việt Nam, thì Clean Shu! Shu! có thể tiêu diệt các loại virus gây cúm A, các loại vi khuẩn thường gặp.
Xem chi tiết tại bài viêt:
KHả năng diệt khuẩn, vi rút của Clean Shu! Shu!
 
Disinfection
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây