Mẹo nhỏ khử mùi & tẩy mốc thớt gỗ

Thứ năm - 09/09/2021 20:14
Thớt gỗ là dụng cụ hữu dụng của nhà bếp. Sau một thời gian sử dụng, những chiếc thớt gỗ sẽ dần có mùi, các vệt mốc sẫm màu xuất hiện gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Vậy làm thế nào để khử mùi và tẩy mốc và bảo quản thớt gỗ?
Cùng nước ion kiềm Clean Shu! Shu! tìm hiểu nhé.
meo-nho-khu-mui-tay-moc-thot-go
meo-nho-khu-mui-tay-moc-thot-go

Thớt gỗ là dụng cụ nấu nướng mà bất cứ gia đình nào cũng sử dụng. Vậy bạn có biết trên bề mặt thớt có chứa nhóm vi khuẩn Fecal, E.coli nhiều hơn bồn cầu vệ sinh tới 200 lần?
(theo nghiên cứu của Global Hygiene Council).

Khi để thớt gỗ mà không được rửa sạch sẽ, các vi khuẩn này sinh sôi rất nhanh và khó loại bỏ, dần dần sẽ tạo ra mùi khó chịu và các vết mốc trắng, nâu trên bề mặt thớt.
Hơn nữa, vi khuẩn E.coli, vi khuẩn Salmonella và Vi khuẩn Campylobacter, vốn là các vi khuẩn gây tiêu chảy và bệnh đường ruột, rất dễ lây lan từ thớt sang thức ăn và gây ra nhiều bệnh, ảnh hưởng tới sức khỏe của cả gia đình.

Vì vậy bạn hãy thường xuyên vệ sinh và khử khuẩn cho thớt gỗ nhé!


1. Cách khử mùi & tẩy vết mốc trên bề mặt thớt như thế nào?

Sau đây sẽ là phương phát khử mùi và tẩy các vết mốc trên bề mặt thớt. Gia đình bạn cũng hãy làm thử xem nhé!

Bước 1. Rửa sơ bộ bề mặt thớt với nước sạch

Bước 2. Sử dụng giấm ăn hoặc nước cốt chanh, xoa đều lên bề mặt thớt, để trong 5- 10 phút
Giấm (hay chanh) sẽ giúp làm sạch bề mặt thớt, đông thời loại bỏ mùi hôi trên thớt và tiêu diệt các loại vi khuẩn bám trên bề mặt thớt. Các vết mốc trắng, đen bám trên thớt cũng sẽ bị bong dần ra và bị loại bỏ.

Bước 3. Sử dụng muối ăn, rắc đều lên bề mặt thớt gỗ và xoa đều. Để như vậy trong 5 phút.
Muối sẽ giúp sát khuẩn, loại bỏ vi khuẩn và mùi, vết mốc trên thớt. Sau khi làm mềm bề mặt thớt, muối sẽ thấm vào các khe nhỏ của thớt để làm sạch các khe này.

Bước 4. Sử dụng kem đánh răng và bàn chải
Lấy một ít kem đánh răng cho lên bề mặt thớt, dùng bàn chải nhẹ nhàng loại bỏ các vết mốc đen trên thớt.

Bước 5. Rửa lại thớt bằng nước sạch.
Bạn sẽ thấy thớt sẽ sạch bong và sáng bóng như lúc mới mua. 

Bước 6. Đây là bước cuối cùng và cũng là bước quan trọng nhất để giữ thớt gỗ luôn sạch khuẩn. 
Sau khi vệ sinh thớt gỗ, hãy sử dụng chai xịt khử khuẩn ion kiềm Clean Shu! Shu! để bảo vệ thớt gỗ khỏi các vi khuẩn có hại, hạn chế việc thớt bị mốc nhé.
Bạn chỉ cần xịt một lớp nước diệt khuẩn Clean Shu! Shu! lên bề mặt thớt gỗ sau khi vệ sinh xong và để khô tự nhiên.
Thành phần nước ion kiềm sẽ giúp ngăn chặn sự sinh sôi và phát triển của vi khuẩn, giúp cho thớt luôn sạch bóng và an toàn.

Chứng nhận khả năng khử khuẩn của Clean Shu! Shu! - chai xịt khử khuẩn ion kiềm pH 12.5

Cùng tìm hiểu về sự thực về sự sinh sôi của vi khuẩn trên bề mặt thớt với thực nghiệm dưới đây.


Còn dưới đây là bảng kết quả test về khả năng diệt khuẩn của nước ion siêu kiềm Clean SHu! SHu!
(Kết quả do Trung tâm phân tích Thực phẩm & Dược phẩm Nhật Bản công bố)
 
Disinfection


2. Một số lưu ý khi sử dụng thớt gỗ

・Nên rửa thớt ngay sau khi sử dụng, treo chúng ở nơi thoáng mát để thớt nhanh khô và tránh ẩm mốc.
Tuyệt đối tránh ngâm thớt trong nước, điều này khiến bề mặt gỗ ngấm nước, dễ bị nứt và vi khuẩn sinh sôi, thớt dễ bị nấm mốc.

・Nên dùng thớt riêng để chế biến đồ sống và có thớt riêng cho đồ ăn chín. Trong trường hợp dùng chung, sau khi sử dụng thớt cho món sống, bạn nên rửa sạch, sát khuẩn bằng chai xịt khử khuẩn Clean Shu! Shu! để giữ cho thớt luôn sạch sẽ & an toàn.

Để tránh việc vi khuẩn trú ẩn và sinh sôi trên bề mặt thớt, cách tốt nhất là bạn hãy luôn chuẩn bị một chai xịt nước diệt khuẩn ion kiềm Clean Shu! Shu! nhé. 
Sau khi sử dụng thớt chỉ cần xịt lên bề mặt, khử khuẩn và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn có hại trên bề mặt thớt, bảo vệ gia đình khỏi các nguy cơ có hại.

Link tìm hiểu về sản phẩm nước diệt khuẩn ion kiềm : Nước ion siêu kiềm - line up
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây