Tất tần tật về Cúm A - 7 triệu chứng và cách phòng ngừa

Thứ tư - 27/07/2022 23:33
Số ca mắc cúm A đang tăng nhanh chóng và tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe. Bên cạnh đó, dịch bệnh sốt xuất huyết và dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp. Do đó, mỗi chúng ta cần cập nhật kiến thức cơ bản để phòng ngừa và phát hiện bệnh sớm. Dưới đây là thông tin về 7 triệu chứng bệnh thường gặp và cách phòng ngừa cúm A.
Tất tần tật về Cúm A - 7 triệu chứng và cách phòng ngừa

1. Nhận diện 7 triệu chứng thường gặp khi mắc cúm A


Nhiều người nhầm lẫn cúm A với các bệnh cúm thường hay tình trạng cảm lạnh vì một số triệu chứng giống nhau bao gồm sốt, hắt hơi, nghẹt mũi, đau đầu, mệt mỏi,… Tuy nhiên, những trường hợp nhiễm virus cúm A, cơ thể sẽ có 7 biểu hiện đặc trưng như sau: 

・Người bệnh sốt cao, sốt kéo dài. 

・Kèm theo triệu chứng đau họng, viêm họng. 

・Ho nhiều và kéo dài. 

・Ớn lạnh. 

・Khó thở, mệt mỏi. 

・Chảy nước mắt khi ra ngoài sáng. 

・Trẻ em nhiễm bệnh rất dễ gặp phải tình trạng nôn mửa hoặc đi ngoài. 

Những trường hợp mắc cúm A có triệu chứng nhẹ nhưng cũng có thể chuyển biến xấu, gây suy đa tạng và đe dọa tính mạng của bệnh nhân. Đặc biệt là những trường hợp như trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ có thai, người có bệnh nền,… sẽ có nguy cơ biến chứng cao hơn so với những người khác. Chính vì thế bạn không nên chủ quan. 

Khi xuất hiện những triệu chứng nêu trên, bạn nên đi khám để được bác sĩ chẩn đoán bệnh. Với những trường hợp nhẹ, bác sĩ sẽ hướng dẫn phương pháp cách ly và điều trị tại nhà hiệu quả và đảm bảo an toàn cho người bệnh và người chăm sóc. Ngược lại, với các bệnh nhân có biểu hiện bệnh nghiêm trọng, các bác sĩ sẽ điều trị kịp thời, phòng tránh những tình huống xấu nhất.



2.Thời gian ủ bệnh của cúm A

Cúm A do virus type A gây ra, trong đó các chủng gây bệnh ở người phổ biến nhất là H1N1, H5N1, H7N9.

Thời gian ủ bệnh của cúm A khá ngắn.
Người bệnh có thể khởi phát triệu chứng bệnh sau khi nhiễm virus từ 1 đến 5 ngày.
Ở thể bệnh nhẹ, bệnh nhân chỉ mất khoảng một tuần để khỏi bệnh và hồi phục sức khỏe trở lại.
Tuy nhiên, cũng có những ca bệnh tiến triển nặng và bệnh nhân phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm. 

 
Cúm A



3. Cúm A lây lan như thế nào?



3.1. Cúm A có thể lây truyền từ người sang người qua đường hô hấp

Virus cúm A có thể lây truyền cho người khỏe mạnh rất nhanh chóng qua giọt bắn đường hô hấp.
Nếu không đeo khẩu trang, tiếp xúc trực tiếp và trò chuyện cùng người bệnh thì bạn sẽ có nguy cơ cao bị lây nhiễm virus cúm A, nhất là khi người bệnh ho và hắt xì hơi. 

Virus cúm A có thể tồn tại ở các dụng cụ, đồ vật trong gia đình chẳng hạn như:
・Tay nắm cửa, bề mặt bàn,… trong khoảng 48 tiếng;
・Trong lòng bàn tay khoảng 5 phút;
・Tồn tại trên quần áo khoảng 8 đến 12 tiếng.

Trong môi trường nước, loại virus này có thể sống đến 4 ngày với điều kiện nhiệt độ 22 độ C, thậm chí có thể tồn tại đến 30 ngày nếu nhiệt độ nước là 0 độ C.
Chính vì khả năng tồn tại ở môi trường bên ngoài khá lâu nên khả năng lây bệnh của loại virus này lại càng cao. 


3.2. Người bệnh có thể lây truyền cho người khác trong thời gian nào?

Khi nhiễm bệnh, người bệnh cần mất khoảng 1 đến 5 ngày ủ bệnh.
Sau thời gian ủ bệnh, mới bắt đầu xuất hiện những triệu chứng bệnh đầu tiên.
Tuy nhiên, ngay từ khi chưa xuất hiện triệu chứng, bệnh nhân đã có thể lây truyền bệnh sang người khác mà không hề hay biết. 

Cúm A có thể lây nhiễm lây 1 đến 2 ngày trước khởi phát bệnh và 5 ngày sau khởi phát hoặc hết sốt.
Sau 5 ngày khởi phát thì lượng virus trong cơ thể người bệnh sẽ giảm đáng kể và khả năng lây nhiễm sẽ thấp hơn so với những ngày đầu nhiễm bệnh. 

Với những trường hợp bệnh nhân là trẻ em thì thời gian lây nhiễm sẽ kéo dài hơn.
Bên cạnh đó, trường hợp bệnh nhân bị cúm và có hệ miễn dịch kém thì thời gian lây nhiễm bệnh có thể kéo dài đến vài tuần. 


3.3. Những thói quen khiến làm tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh

Bệnh nhân không cách ly, không đeo khẩu trang, không thường xuyên rửa tay hay không dùng khăn hoặc tay che miệng khi hắt hơi và ho,… chính là những yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho virus phát tán và lây nhiễm sang người khác. 

Bên cạnh đó, dùng chung một số đồ vật cá nhân với những người bị nhiễm cúm A, chẳng hạn như khăn tắm, khăn mặt, bàn chải đánh răng,… cũng có nguy cơ bị lây nhiễm virus. 

Vì chủ quan nên nhiều người vẫn chưa có ý thức phòng ngừa cúm A.
Thậm chí, nhiều trường hợp bị bệnh nhưng không nghỉ ngơi, cách ly tại nhà mà vẫn đến trường học, công sở,… dẫn tới việc lây truyền bệnh sang người khác.
Bởi vậy, rất nhiều ổ dịch cúm xuất hiện tại các trường học, công ty và các hộ gia đình. 

 
Disinfection Shu Shu




4. Phòng ngừa lây nhiễm cúm A

Để phòng ngừa bệnh cúm A hiệu quả cho những đối tượng có nguy cơ cao mắc cúm A như trẻ em và người cao tuổi nói riêng và tất cả các đối tượng khác nói chung, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp sau:

・Vệ sinh cá nhân cẩn thận: rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà.
Trong mùa dịch, cần tránh tập trung nơi đông người.
Nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao cần tránh tiếp xúc với với bệnh nhân mắc cúm hoặc nghi ngờ mắc cúm.

・Khi xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ cúm như sốt, ho, sổ mũi,… nên đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và xác định bệnh.
Từ đó, có các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm cho những người xung quanh.

・Vệ sinh nơi ở, nơi làm việc sạch sẽ với dung dịch sát khuẩn thông thường.

・Tăng cường sức đề kháng bằng cách tập thể dục, chế độ sinh hoạt, ăn uống hợp lý.

・Tiêm vắc xin phòng cúm đầy đủ, đúng lịch.
Đặc biệt là các đối tượng có nguy cơ cao cần được tiêm phòng đầy đủ trước mùa dịch.

Sử dụng Clean Shu! Shu! để vệ sinh đồ dùng, phòng ăn, phòng khác, đồ dùng cho bé và người nhà để phòng chống lây nhiễm cúm A.

Chứng nhận về khả năng diệt khuẩn, virus cúm A của nước diệt khuẩn ion kiềm Clean Shu! Shu! tại Nhật Bản


MUA CLEAN SHU! SHU! chính hãng tại link phía dưới nhé!

 
Những tin khác
Vệ sinh nồi chiên không dầu sạch bong kin kít
Vệ sinh nồi chiên không dầu như thế nào để sạch nhanh, bền lâu? Sử dụng nước kiềm tẩy rửa để vệ sinh nồi chiên không...
Sáng nào cũng ăn trứng có sao không?
Trứng là một trong những loại protein có giá cả phải chăng nhất. Trứng có thể bảo quản trong tủ lạnh tới 5 tuần, vì vậy...
Vệ sinh gấu bông cho con bằng nước kiềm tẩy rửa
Con thường xuyên ôm hôn gấu bông, hoặc ôm gấu bông để ngủ cùng. Vì vậy phải thường xuyên vệ sinh kỹ gấu bông để đảm bảo...
Vệ sinh lò vi sóng bằng chai xịt nước kiềm tẩy rửa
Nhà bạn có đang thường xuyên vệ sinh lò vi sóng? Lò vi sóng nhà bạn có mùi khó chịu? Và các vết dầu mỡ bám trên lò vi...
Những thứ nên vệ sinh sạch sẽ trước Tết - Vệ sinh nhà cửa ngày Tết
Chỉ còn ít nữa thôi, Tết đến xuân sang, nhà nhà nô nức quây quần, đón những giây phút hạnh phúc bên nhau.Tết sắp đến...
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây