1. Bể thu gom
Bể thu gom nước thải là nơi để tổng hợp tất cả các nguồn nước thải sinh ra sau quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Bể thường được bố trí thêm các song hoặc lưới chắn để loại bỏ rác, tạp chất kích thước lớn ra khỏi nguồn nước thải.
2. Bể tách dầu mỡ
Dầu mỡ có khối lượng riêng rất nhỏ và nổi lên trên nước, rất khó xử lý, dầu mỡ được xem là một trong những chất thải khó xử lý nhất trong các nhóm chất thải.
Chúng cũng là hệ lụy gây ra nhiều vấn đề nguy hại cho môi tường và hệ sinh thái.
Bể tách dầu mỡ sẽ đóng vai trò là chứa nước thải có chứa dầu mỡ.
Sau đó tại đây sẽ diễn ra quá trình phân tách để tách dầu mỡ ra khỏi nguồn nước thải để đảm bảo hiệu quả xử lý nước thải triệt để cho các giai đoạn xử lý sau đó.
3. Bể điều hòa xử lý nước thải
Bể điều hòa có nhiệm vụ là đảm bảo sự ổn định của lưu lượng nước thải, nồng độ các hợp chất và độ pH của nguồn nước thải.
Ngoài ra, chúng cũng có nhiệm vụ là chống lắng cặn các hợp chất trong nước thải.
Bởi vậy, trong bể điều hòa thường lắp đặt các hệ thống máy sục khí, thổi khí.
Nước thải sau khi xử lý tại bể điều hòa có thể giảm bớt được mùi hôi thối.
Đồng thời, lượng BOD, COD ô nhiễm cũng giảm thải được khoảng 20~30%.
4. Bể xử lý nước thải kị khí
Trong bể xử lý nước thải kị khí có chứa bùn hoạt tính để xử lý nước thải.
Tầng bùn này được cấp thường xuyên vào bể kết hợp với dòng chảy liên tục để xử lý các chất ô nhiễm.
Tại đây diễn ra 3 quá trình là tách khí, lắng bùn, phân hủy.
5. Bể Anoxic thiếu khí
Anoxic là bể xử lý 2 thành phần ô nhiễm quan trọng nhất, đó là nito và photpho.
Tại bể sẽ diễn ra các quá trình lên mem, cắt mạch, khử nitrat, photphorit hóa.
Quá trình này sẽ khử các nito và photpho trong các hợp chất gây ô nhiễm thành khí bay hơi.
Từ đó phân tách được nhiều chất gây ô nhiễm chứa 2 thành phần này.
6. Bể FBR hiếu khí xử lý nước thải
Đây là không gian để xử lý nước thải bằng các vi sinh vật hiếu khí.
Bể này rất quan trọng với các hệ thống xử lý nước thải ứng dụng phương pháp sinh học.
Các vi sinh vật sẽ được nuôi cấy và cấp bổ sung thường xuyên vào trong bể xử lý với môi trường phát triển được tạo ra thuận lợi nhất.
Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, các vi sinh vật sẽ tận dụng các chất hữu cơ có trong nước thải để làm nguồn dinh dưỡng để phát triển.
Nhờ đó, các chất hữu cơ ô nhiễm trong nước thải sẽ bị vi sinh vật tiêu hóa và phân giải hết.
Từ đó trả lại nguồn nước đạt chuẩn theo quy định của luật môi trường về xử lý nước thải.
7. Bể lắng
Bể lắng trong xử lý nước thải có nhiệm vụ là giữ nước thải trong thời gian nhất định để các chất thải lắng cặn xuống đáy bể hoặc cặn nổi lên trên.
Phần bùn lắng, hoặc cặn nổi lên trên sẽ được tách và chuyển thành rác thải công nghiệp.
Phần nước sau xử lý có thể trực tiếp thải ra môi trường hoặc tái tuần hoàn sử dụng.
8. Hệ thống xử lý nước thải 1 bể - hệ thống xử lý nước thải sơn công nghiệp (sơn dung môi)
Với việc sử dụng hóa chất xử lý nước thải của Chemicoat từ Nhật Bản (Hóa chất xử lý nước thải Chemicoat No. WW-72, chúng ta chỉ cần một bể chứa nước thải duy nhât
Sau khi thu gom phần nước thải sơn, tiến hành cho hóa chất xử lý nước thải sơn Chemicoat No. WW-72 vào bể, khuấy đều.
Phần sơn thải sẽ được tách ra và nổi lên trên.
Kết quả bạn chỉ cần vớt lên để xử lý như rác thải rắn công nghiệp.
Phần nước sau xử lý có thể thải trực tiếp ra môi trường hoặc tái tuần hoàn sử dụng.
Hóa chất xử lý nước thải sơn công nghiệp - Paint Killer Chemicoat No. WW-72