Top 3 loại dung môi pha sơn công nghiệp phổ biến nhất

Thứ hai - 29/08/2022 02:47
Dung môi pha sơn dùng trong công nghiệp thường được sử dụng cho việc giảm độ nhớt của sơn trước khi tiến hành sơn trong công nghiệp.
Vậy dung môi pha sơn công nghiệp có những tính chất gì? Những loại dung môi pha sơn phổ biến nhất hiện nay là gì?
Hãy cùng Chemicoat tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Top 3 loại dung môi pha sơn công nghiệp phổ biến nhất
1. Dung môi pha sơn công nghiệp là gì?

Dung môi pha sơn hay thường được hiểu là chất làm mỏng vì khi pha với sơn sẽ làm cho màng sơn mỏng hơn.
Về thuật ngữ chuyên ngành được gọi là thinner - là chất dùng để giảm độ nhớt của hỗn hợp.

Mục đích của dung môi pha sơn là tạo ra một hỗn hợp mới có độ nhớt thấp hơn, giúp dễ thi công, tạo màng sơn mỏng đẹp theo ý muốn đồng thời còn giúp tiết kiệm lượng sơn cần thiết.
Một số loại thinner còn giúp giảm thời gian khô của màng sơn.

Dung môi này được sử dụng để vệ sinh, tẩy rửa những khu vực bị bám bẩn sơn trong khi thi công.
Bên cạnh đó còn được sử dụng cho nhiều sản phẩm khí dung, ngành giày da, keo dán, băng dính, trong công nghiệp sản xuất dược phẩm và một số nhiếp ảnh gia cũng cần sử dụng đến dung môi.


 
Paint gun




2. Một số tính chất của thinner quyết định tính chất của màng sơn sau khi pha


2.1. Tính chất hóa học
Một số dung môi khi tiếp xúc nhau có thể gây phản ứng hóa học.
Vì thế nếu sử dụng thinner có thành phần có thể gây phản ứng hóa học với thành phần có trong sơn thì khi pha trộn sẽ tạo thành một số hiện tượng không như mong muốn như sơn bị lắng, vón cục, tạo ra chất lạ,...

2.2. Độ tan
Mỗi loại dung môi đều có độ hòa tan và các chất phụ gia khác nhau.
Khi pha dung môi có độ tan thấp, hỗn hợp sơn sẽ không được pha loãng mà tạo thành hệ nhũ bao gồm những vùng vật chất không hòa tan vào nhau.
Khi phun sơn dễ tạo thành các bọt khí, các đốm màu khác nhau hoặc vón hạt trên bề mặt.

2.3. Độ tinh khiết
Có nhiều loại dung môi không rõ nguồn gốc chất lượng,lẫn nhiều tạp chất, có thể làm giảm chất lượng và màu sắc sơn, độ bóng.
Khi phun sơn có thể không bám, tạo bọt khí, nhăn màng sơn,…

2.4. Độ phân cực
Là một tính chất quy định độ tan của các chất khác nhau.
Các loại dung môi phân cực sẽ hòa tan các chất phân cực, còn dung môi không hòa tan sẽ hòa tan các chất không phân cực.

2.5. Tỷ trọng
Tỷ trọng ảnh hưởng đến tốc độ bay hơi của dung môi, dẫn đến thời gian khô và độ bóng không đồng đều.
Sơn khô nhanh với thinner có tỷ trọng lớn thì có thể kéo dài thời gian khô hơn.
Sơn khô chậm với thinner có tỷ trọng quá thấp, đặc biệt dưới môi trường nhiệt độ cao có thể tạo ra bọt khí, bong bóng,...


3. Các loại dung môi pha sơn công nghiệp phổ biến hiện nay


3.1. Acetone - C3H6O

Đây là loại dung môi có xuất xứ từ Singapore, Đài Loan, Trung Quốc, là dạng một chất lỏng không màu, có tính tan vô hạn trong nước.

Bên cạnh đó, Acetone còn sở hữu nhiều đặc tính như tốc độ bay hơi của Acetone rất cao nên được dùng để sản xuất sơn mau khô.

Không chỉ thế, Acetone hoà tan tốt nitrocellulose, cellulose acetate, cellulose ether nên nó được dùng để giảm độ nhớt của sơn có các chất này. Acetone còn là chất tẩy rửa trong công nghiệp mỹ phẩm, sơn móng tay và sản xuất thuốc.

 
Aceton


Bảo quản Xylene ở nơi có mái che đậy, tránh những nơi có nhiệt độ cao trên 500 độ C, những nơi gần nguồn nhiệt để tránh gây hoả hoạn. Khi tiếp xúc bị dính hoá chất phải rửa thật kĩ bằng xà phòng.


3.2. Xylene - C8H10


Xylene có xuất xứ từ Hàn Quốc và Singapore.
Là một dạng chất lỏng không màu, không mùi nhưng lại không hòa tan với nước. Xylene được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau như: sản xuất sơn, mực in, keo dán…
Bảo quản Xylene ở nơi có mái che đậy, tránh những nơi có nhiệt độ cao trên 500 độ C, những nơi gần nguồn nhiệt để tránh gây hoả hoạn.
Khi tiếp xúc bị dính hoá chất phải rửa thật kĩ bằng xà phòng.

 
Xylen




3.3. Toluen - C7H8

Cũng như Xylene, Toluen là một chất lỏng không màu, có khả năng hòa tan và độ bay hơi cao, là một thành phần trong các chất tẩy rửa, được ứng dụng trong sản xuất keo dán và các sản phẩm cùng loại nhờ có khả năng hoà tan mạnh mẽ.
Toluen phải được để trong kho, có mái che đậy và tránh những nơi có nhiệt độ cao trên 500C, những nơi gần nguồn nhiệt để tránh gây hoả hoạn. Khi tiếp xúc bị dính hoá chất phải rửa thật kĩ bằng xà phòng.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây