6 điểm khác nhau giữa nước ion siêu kiềm và muối nở (baking soda)

Thứ ba - 11/01/2022 07:13
Hẳn các bạn đã biết đến nước ion kiềm - sản phẩm tẩy rửa, diệt khuẩn, khử mùi với thành phần 100% nước ion siêu kiềm, hoàn toàn không pha lẫn hóa chất.
Và chắc các bạn cũng đã biết về muốn nở (baking soda) - một trong những nguyên liệu tẩy rửa từ thiên nhiên, ít ảnh hưởng tới con người và môi trường.
Website này, ngoài việc giới thiệu về nước ion siêu kiềm, chúng tôi sẽ đưa đến cho các bạn những thông tin hữu ích về việc vệ sinh, khử khuẩn và tẩy rửa.
Cùng đón xem nhé!
6 điểm khác nhau giữa nước ion siêu kiềm và muối nở (baking soda)

Cả nước ion siêu kiềm Clean Shu! Shu! và muối nở (baking soda) đều là sản phẩm vệ sinh, thân thiện với môi trường và con người.
Vậy điểm khác nhau giữa hai sản phẩm này là gì?


1. So sánh giữa Clean Shu! Shu! và muối nở (baking soda)
 
Muối nở & Clean Shu! Shu!


1.1. Khả năng tẩy rửa


So với muối nở (baking soda) thì nước ion siêu kiềm Clean Shu! Shu! có khả năng tẩy rửa ưu việt hơn.


1.2. Khả năng khử khuẩn

Muối nở (baking soda) không có khả năng khử khuẩn
Clean Shu! Shu! có khả năng khử khuẩn vượt trội, tiêu diệt các loại vi khuẩn thông thường trong chưa đầy 30s


1.3. Lau lại lần 2

Clean Shu! Shu! không chứa hóa chất, vì vậy không cần lau lại lần hai, chỉ cần xịt lên bề mặt, sau đó lau đi là xong, cực kì nhanh gọn và tiện lợi.
Muối nở (baking soda): cần phải lau lại lần 2, 3 để làm sạch hoàn toàn. Nếu để muối nở tồn dư trên bề mặt, nó sẽ kết tủa lại, tạo thành những chấm trắng!


1.4. Tính tạo bọt

Nước ion siêu kiềm hoàn toàn không tạo bọt. 
Muối nở (baking soda): khi cho baking soda vào nước nóng, sau đó cho thêm các chất có tính axit, sẽ rất nhiều bọt được tạo thành!
Khi lau dọn, nhớ phải lau sạch bọt nhé!


1.5. Đánh bóng

Muối nở có khả năng đánh bóng bề mặt. 
Rắc trực tiếp muối nở lên bề mặt, sau đó chà đi chà lại, bề mặt vật liệu sẽ được đánh bóng.


1.6. Trạng thái

Clean Shu! Shu! được đóng chai và bán ở dạng dung dịch
Muối nở (baking soda) được bán ở dạng bột, đóng gói. Khi sử dụng bạn cần phải hòa tan và mua thêm chai xịt trống để đựng và sử dụng.


2. Cách sử dụng

Muối nở (baking soda) sau khi hòa tan và cho vào bình xịt, sẽ sử dụng tương tự như Clean Shu! Shu! nước ion siêu kiềm.
Về cơ bản, xịt dung dịch lên bề mặt cần làm sạch, sau đó lau đi bằng khăn sạch hoặc giấy khô. 

Với các vết bẩn cứng đầu, các vết dầu mỡ lâu ngày: sau khi xịt Clean Shu! Shu! lên, hãy giữ trong khoảng 5 phút, sau đó mới lau đi.
Hiệu quả tẩy rửa sẽ tốt hơn rất nhiều!


3. Chú ý khi sử dụng

Cả nước ion kiềm Clean Shu! Shu! và muối nở (baking soda) đều có tính bazo, nên những vật liệu yếu với nước, đặc biệt là yếu trong môi trường kiềm thì không nên sử dụng.
Ví dụ như nhôm, đồng, đồ da, các bề mặt có lợp coating, các linh kiện điện tử,...

4. Kết luận


Chúng tôi đã giới thiệu về những điểm giống và khác nhau cơ bản giữa Nước ion kiềm CLean Shu! ShU! và muối nở (baking soda)
Các bạn hãy sử dụng những kiến thức này để áp dùng vào việc vệ sinh, khử khuẩn hàng ngày nhé!
 
Những tin khác
Sự khác nhau giữa nước Uống ion kiềm & nước Vệ sinh ion kiềm
Đều là nước điện phân ion kiềm, được sản xuất qua quá trình điện phân nước, bạn có biết về 2 loại nước ion kiềm: Nước...
Hiểu Đúng Về Nước Tẩy Rửa Ion Kiềm Trước Khi Sử Dụng
Nước tẩy rửa ion kiềm đang là sản phẩm rất được ưa chuộng trong lĩnh vực vệ sinh, tẩy rửa, khử khuẩn và khử mùi. Gần...
Hợp tác đột phá giữa Chemicoat và Ha Long JSC
Chemicoat đang hợp tác với doanh nghiệp nào trong lĩnh vực nước ion kiềm pH 12.5? Tháng 5 vừa rồi đánh dấu sự hợp tác...
Vết bẩn gốc axit & vết bẩn gốc bazo
Một cách dễ hiểu, vết bẩn gốc axit là vết bẩn có tính axit (pH 7). Vậy phân loại các vết bẩn như thế nào? Mỗi quan hệ...
Nước ion kiềm pH 12,5 và nước kiềm pH 13,1
Nước ion kiềm ở pH khác nhau có những đặc tính và ứng dụng khác nhau. Trong bài viết hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu...
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây