Khái niệm về độ pH còn khá mới lạ đối với hầu hết những người tiêu dùng ở Việt Nam. Tuy nhiên pH lại là một yếu tố vô cùng quan trọng, đặc biệt hiểu về độ pH, sẽ giúp chúng ta có thêm kiến thức để bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình và những người thân yêu.
Vậy hãy tìm hiểu một số thông tin quan trọng về độ pH, và mối quan hệ giữa độ pH và việc lựa chọn các sản phẩm phù hợp trong đời sống nhé!
1. Độ pH là gì?
PH là chỉ số để xác định tính axit, bazo của một dung dịch, vật chất; viết tắt của thuật ngữ “pondus hydrogenii” - là độ hoạt động của hydro trong tiếng Latinh.
Về mặt hóa học, độ pH là chỉ số đo độ hoạt động (hoạt độ) của các ion H₃O⁺ (H+) trong dung dịch.
Trong hệ dung dịch nước, hoạt độ của ion hydro được quyết định bởi hằng số điện ly của nước (Kw) = 1,008 × 10−14 (ở 25°C) và tương tác với các ion khác có trong dung dịch.
Nếu hàm lượng ion H+ trong dung dịch nhiều hơn lượng hydroxit (OH-), thì dung dịch đó mang tính axit.
Ngược lại nếu lượng ion H+ thấp hơn lượng OH- thì dung dịch đó có tính bazơ.
Trường hợp lượng hydro (H+) cân bằng với lượng hydroxit (OH-) thì dung dịch đó trung tính.
Độ pH trung tính khi đó dao động trong mức 7.
Mặc dù pH không có đơn vị đo. Số đo sinh ra từ định nghĩa dựa trên độ hoạt động của các ion hydro trong dung dịch.
Công thức để tính pH là: pH = -lg[H+]. Ví dụ như pH= 8 thì sẽ có độ hoạt động [H+] (nồng độ) là 10^−8 mol/L. Như vậy pH = 5 có tính axit cao gấp 10 lần pH = 6 và gấp 100 lần so với pH = 7.
2. Độ pH trong cơ thể người
Mỗi môi trường có một nồng độ pH nhất định.
Nồng độ pH trong cơ thể người nằm trong khoảng 7,3 đến 7,4. Từ lúc vừa mới sinh, cơ thể người đã mang tính kiềm.
Độ pH 7,3 – 7,4 là nồng độ tốt nhất để các tế bào trong cơ thể hoạt động bình thường.
Nhưng do chế độ ăn uống thiếu khoa học, tác động của ô nhiễm môi trường, thực phẩm bẩn… nên cơ thể chúng ta mất đi tính kiềm tự nhiên vốn có, chuyển sang tính axit.
Lượng axit dư thừa trong cơ thể là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh phổ biến như ung thư, tiểu đường, các bệnh về dạ dày, đường ruột,...
Ngoài ra, còn tùy đặc điểm hoạt động của từng cơ quan mà cơ thể sẽ điều chỉnh độ pH tại đó cho thích hợp.
Ví dụ, trong dạ dày, nên duy trì pH ở mức axit yếu, để tiêu hóa thức ăn được tốt hơn.
Trong môi trường ruột non thì lại cần pH kiềm yếu để tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng.
3. Vai trò & Tác dụng của độ pH trong cơ thể
pH là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.
Độ pH của cơ thể có khả năng ảnh hưởng đến mọi tế bào trong cơ thể.
・pH của máu có tính kiềm. Bộ não, hệ tuần hoàn, thần kinh, hệ tiêu hoá… làm việc tốt ở mức độ pH thích hợp.
・Khi pH của cơ thể bị quá axit, cơ thể dễ bị bệnh. (Ví dụ: như bệnh tim mạch, lão hoá sớm, các vấn đề về thần kinh, dị ứng, ung thư,...)
Vì vậy bạn nên ăn nhiều thực phẩm có tính kiềm (khoảng 60 – 80% thực phẩm), khoảng 20 – 40% thực phẩm tạo axit.
4. Đo lường độ pH trên cơ thể
Một số thông tin về pH trong cơ thể như sau:
・ pH của dạ dày là từ 1,6 đến 2,4
・pH của máu chỉ đạt 7,3 – 7,5
・Chỉ số pH của nước bọt xấp xỉ mức kiềm 6,4 – 6,8
・Dịch ngoại bào 7,3 – 7,5
・pH dịch nội bào 6,9 – 7,2
・pH ruột 6,6 – 7,6
・pH nước tiểu xấp xỉ 6.0
・pH dịch mật trong khoảng 5.0 – 6.0
5. Làm thế nào để cân bằng độ pH cơ thể?
5.1. Ăn nhiều rau củ quả, trái cây
Vì sao các chuyên gia y tế khuyên chúng ta nên ăn nhiều rau củ quả? Bởi tự thân những loại thực phẩm này đã mang sẵn tính kiềm. Ăn nhiều rau xanh sẽ giúp trung hòa lượng axit dư thừa trong cơ thể. Rau xanh, trái cây còn bổ sung nhiều vitamin cần thiết để cơ thể khỏe mạnh. Một số loại thực phẩm giàu tính kiềm có thể dễ dàng tìm được như:
・Cải bó xôi (rau bina, rau chân vịt). Trong cải bó xôi có rất nhiều chất diệp lục giúp kiềm hóa cơ thể hiệu quả.
・Ớt chuông. Ớt chuông cũng có tính kiềm rất cao. Ăn ớt chuông thường xuyên sẽ giúp kiềm hóa cơ thể, tăng cường miễn dịch, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, ung thư…
・Cần tây: tính kiềm trong cần tây cũng dồi dào và có chất coumarin và chất phtalic. Chúng giúp giảm nguy cơ ung thư và giảm hàm lượng cholesterol xấu trong cơ thể.
・Bơ: quả bơ vừa dễ ăn lại mang tính kiềm mạnh giúp trung hòa axit trong dạ dày. Ăn bơ còn giúp ngăn chặn quá trình oxy hóa, giảm nguy cơ mắc nhiều loại bệnh nguy hiểm khác.
5.2. Suy nghĩ tích cực, lạc quan
Khi suy nghĩ tiêu cực, lo lắng, stress, cơ thể cũng tự tiết ra axit có hại cho sức khỏe.
Vì vậy, để giữ được tính kiềm trong cơ thể, giúp cơ thể khỏe mạnh, ngoài chế độ ăn uống khoa học, mỗi người cũng nên duy trì suy nghĩ tích cực, lạc quan, yêu đời.
Ngoài ra, theo các nghiên cứu, suy nghĩ lạc quan, cười nhiều còn giúp giảm căng thẳng, cải thiện và tăng cường hoạt động của các tế bào miễn dịch chuyên săn lùng và tiêu diệt các tế bào ung bướu và tế bào nhiễm virus.
5.3. Uống đủ nước
Nước có vai trò đặc biệt quan trọng đối với cơ thể. Đối với cơ thể thừa axit do nhiều nguyên nhân thì việc uống nước lọc, nước sạch thôi là chưa đủ. Nên bổ sung nước tốt cho sức khỏe, giàu tính kiềm để cân bằng lại tính axit.
Tuy nhiên, chọn nước có tính kiềm phải là các loại nước có tính kiềm tự nhiên.
Tránh nước được bổ sung kiềm nhân tạo có hại cho sức khỏe.
Tác dụng của nước điện giải ion kiềm giúp trung hòa lượng axit dư thừa trong cơ thể, loại bỏ các gốc tự do có hại.
Cơ thể con người cần môi trường pH thích hợp để các cơ quan hoạt động. Mỗi cơ quan có một độ pH tối ưu khác nhau. Cần tránh các lối sống không lành mạnh, rượu bia, thuốc lá… Bổ sung rau xanh, sống thoải mái, uống đủ nước giúp cơ thể cân bằng độ pH.
6. Các sản phẩm vệ sinh, pH của các sản phẩm tẩy rửa - diệt khuẩn
Tùy theo từng loại vết bẩn, mà việc lựa chọn các sản phẩm vệ sinh, diệt khuẩn ở độ pH nào hợp lý sẽ là khác nhau.
Về cơ bản, các vết bẩn như vết nước, cặn canxi bám trên vòi nước thì nên sử dụng các sản phẩm tẩy rửa có tính axit.
Tuy nhiên cần đặc biệt lưu ý chọn sản phẩm có thành phần phù hợp, không gây ăn mòn và ảnh hưởng đến vật liệu của sản phẩm.
Bạn có thể tham khảo các hướng dẫn từ nhà sản xuất như Chemicoat.
Riêng với các các loại vết bẩn thường gặp trong nhà hay văn phòng,... như các vết dầu mỡ, bụi bặm, vết cà phê, trà,.... thì khuyến khích bạn sử dụng các sản phẩm có tính kiềm, đặc biệt là các sản phẩm xanh, an toàn như nước ion kiềm Clean Shu! Shu! với độ pH 12.5
Đây là độ pH thể hiện khả năng diệt khuẩn ưu việt, khả năng tẩy rửa nhanh, mạnh và tính an toàn cao của sản phẩm này.
Mời các bạn xem thêm ứng dụng của sản phẩm Clean Shu! Shu! tại đây nhé
500mL Clean Shu! Shu! - sản phẩm nước ion siêu kiềm từ Nhật Bản - Tẩy rửa, Khử khuẩn, Khử mùi